Mỗi khi giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, sinh ra những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, khiến trẻ rất dễ bị cảm cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ, không chỉ riêng các bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng mà những người làm công tác giáo dục, nhất là giáo viên mầm non vẫn luôn trăn trở. Mời các bậc phụ huynh cùng tìm đáp án qua bài viết dưới đây để có những biện pháp giúp bé tăng đề kháng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ con em mình trong thời tiết giao mùa khắc nghiệt này. Hãy để những căn bệnh giao mùa không còn là nỗi lo ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cho trẻ phát triển khỏe mạnh và hoạt bát nhé!
Ai cũng biết, lúc giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường. Khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đặc trưng của thời tiết giao mùa xuân sang hè là độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn, nhiệt độ và thời tiết thay đổi đột ngột, có lúc đang ấm áp đột ngột chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ khó thích ứng kịp, dẫn tới nguy cơ bé bị bệnh liên tục nếu sức đề kháng không tốt., … Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có hại phát triển, nhất là bệnh về đường hô hấp ở trẻ hoạt động mạnh, là bệnh hay gặp nhất. Thời tiết giao mùa là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi …… bùng phát, và với sức đề kháng kém, hệ thống điều hòa cơ thể và khả năng miễn dịch vẫn còn non yếu, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Khi trẻ mắc bệnh liên tục, trẻ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, sụt cân, sức đề kháng kém. Từ đó càng dễ tiếp tục mắc bệnh. Để tránh cho trẻ bị mắc bệnh vào thời điểm giao mùa hoặc nhanh chóng hồi phục, mẹ cần có nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao khả năng đề kháng, giúp con đủ khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.
Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh đừng lạm dụng kháng sinh.
Hiện nay, có không ít các bậc phụ huynh cho rằng, khi trẻ bị ốm, cảm cúm… đều có thể khắc phục bằng việc cho con uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và phụ huynh không nên áp dụng khi nuôi con. Bởi, thuốc kháng sinh chỉ hỗ trợ khắc phục các bệnh do vi khuẩn, những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em đều là do các tác nhân là virus gây nên. Lạm dụng kháng sinh có thể làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ
Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, phụ huynh nên để cơ thể trẻ tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý. Nếu bắt buộc phải cho trẻ uống thuốc mẹ nên có sự tư vấn, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, khiến hệ miễn dịch của cơ thể bé ngày càng giảm sút.
Muốn tăng sức đề kháng cho con, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng là chìa khóa vàng giúp bé tăng cường sức đề kháng. Bởi, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp “nâng đỡ” cơ thể bé đủ khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật trong thời điểm thời tiết giao mùa. Mẹ cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức khi mắc bệnh. Các bé biếng ăn thường dễ mắc bệnh, khả năng đề kháng cũng kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để con tăng sức đề kháng trong thời tiết giao mùa. Một số loại thực phẩm “cấp cứu” bé khi thời tiết giao mùa: Các loại rau củ và hoa quả đặc biệt là: cà rốt, các loại hạt họ đỗ, cam và dâu tây, việt quất, rau xanh, chuối… đều chứa rất nhiều vitamin C, A và carotenoids có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Dinh dưỡng từ thực vật giúp cơ thể của trẻ tăng sản xuất của các tế bào máu trắng để chống nhiễm trùng và ngăn chặn các virus.
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ thực vật, các bậc phụ huynh cũng cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu protein như thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa, tôm, thực phẩm chế biến từ đậu nành. bố mẹ hãy tăng cường rau củ quả trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ để con luôn khỏe mạnh.
Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài
Các bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường và khi đến những nơi công cộng, đông đúc là rất cần thiết khi bước vào thời tiết giao mùa này để hạn chế tối đa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Hơn nữa với không khí ngày càng ô nhiễm và bụi bẩn như ngày nay, việc nhắc bé đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài sẽ giúp cản được bụi và vi khuẩn, vi rút hạn chế được nguy cơ lây gây bệnh.
Cùng trẻ luyện tập thể dục mỗi ngày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Vận động nhiều là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho bé, hạn chế các bệnh cảm cúm vào thời tiết giao mùa này. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng nhiều bài tập đơn giản khác nhau như: đi bộ, đá bóng, nhảy dây, đạp xe, cầu lông… khi được vận động sẽ khiến trẻ có cảm giác thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, tấn công gây hại sức khỏe trẻ. Hàng ngày trẻ con thường tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn từ những thứ mà bé chạm vào. Do đó, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ sửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi chơi ở ngoài về để bé luôn giữ sạch sẽ đôi tay giúp giảm đi đáng kể khả năng lây nhiễm bệnh như viêm đường hô hấp cấp, cảm cúm, bệnh tay chân miệng, tiêu chảy.
Hãy giúp con hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ hàng ngày tay giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại để có một sức khỏe tốt hơn. Bố mẹ nên chọn cho trẻ những loại xà phòng rửa tay có màu sắc thu hút và hương thơm mà trẻ yêu thích để bé hứng thú hơn với việc rửa tay hàng ngày.